ROM BIOS LÀ GÌ?

ROM BIOS là gì

– ROM (Read Only Memory) là IC nhớ, nó chỉ có chức năng đọc chứ không cho phép ghi.

– BIOS (Basic Input/Output System) là hệ thống nhập xuất cơ bản, nó chính là firmware của máy tính. Bản chất là một nhóm lệnh lưu trự trong một chip firmware nằm trên bo mạch chủ (motherboard). BIOS được sử dụng lần đầu tiên trên hệ điều hành CP/M vào năm 1975.

Ngày nay các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt, bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra.

ROM BIOS PMC Flash và PhoenixBios

Hình 1: ROM BIOS PMC Flash và PhoenixBios

ROM BIOS Winbond

Hình 2: ROM BIOS Winbond

 

Vai trò của BIOS

– Khởi động máy tính.

– Thiết lập BIOS hoặc CMOS: Cho phép định cấu hình cài đặt phần cứng, bao gồm cài đặt hệ thống như: Mật khẩu máy tính, thời gian và ngày.

– Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động xem chúng có hoạt động hay không, như: Các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ cứng, bàn phím, chuột,…

– Xác định vị chí hệ điều hành và chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành.

– Khi hệ điều hành đã hoạt động. BIOS tiếp tục làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính.

Như vậy kể từ khi bật máy cho đến khi tắt máy, BIOS luôn luôn hoạt động, nó là trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy.

 

Biểu hiện khi máy bị lỗi chương trình BIOS

Dưới đây là các dấu hiệu lỗi BIOS thường gặp nhất:

– Máy không khơi động được, do IC-ROM bị hỏng nên không thể nạp BIOS được.

– Bật nguồn , quạt tản nhiệt có quay nhưng máy không lên màn hình, không có thông báo lỗi.

– Khi khởi động, loa trong phát ra những âm thanh lạ (có tiếng bíp ngắt kêu liên tục) hoặc nháy đèn Caps Lock.

– Máy không nhận cổng kết nối ổ cứng (SATA) hoặc không nhận bàn phím, chuột,…

– Máy đủ nguồn nhưng không xuất được màn hình.

 

Cách tải các chương trình BIOS

– Phần mềm Update BIOS: Do các nhà sản xuất Mainboard cung cấp, có thể tải ở trang của hãng. Lưu ý: Các chương trình này dùng để Update nâng cấp mainboard để nó có thể hỗ trợ các thiết bị mới hơn chứ không phải để sửa mainboard hỏng (do lõi BIOS).

– Phần mềm nạp BIOS (để sửa mainboard lỗi): Phổ biến nhất là CH341A, EZP2019...

Hình 3: Mạch nạp rom ch341a

Hình 4: Mạch nạp rom ezp2019

– Cách để có file BIOS tốt nhất là:

1. Chép từ những máy đang hoạt động bình thường có mainboard cùng chủng loại.

2. Tải từ các diễn đàn.

3. Có thể ClearMe hoặc Fix file BIOS gốc của máy.

 

Ví dụ ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543:

ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543

Hình 5: ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543

ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543

Hình 6: ROM BIOS máy Dell Inspiron 5543

Trong trường hợp này ROM BIOS giao tiếp với Chipset Nam (Tích hợp trong CPU).

Mô tả các chân:

STT Các chân Mô tả
1 CS# Lệnh chọn Chip.
2 DO (IO1) Dữ liệu tuần tự đi ra.
3 WP# (IO2) Chân bảo vệ ghi khi chân này đấu Mass, khi xóa IC cần đưa chân này lên tới điện áp 9,5V – 10,5V.
4 GND Chân tiếp Mass.
5 DI (IO0) Dữ liệu tuần tự đi vào.
6 CLK Xung Clock vào.
7 HOLD# (IO03) Giữ, tạm dừng các thiết bị mà không cần bỏ chọn thiết bị.
8 VCC: Chân cấp nguồn 3,3V.