HƯỚNG DẪN SỬA BẾP TỪ MẤT NGUỒN KHÔNG NÓNG
Bếp từ là một thiết bị nấu nướng được nhiều gia đình hiện nay ưa chuộng sử dụng. Khi sử dụng thiết bị này trong một thời gian dài thì sẽ không thể tránh khỏi những lỗi không mong muốn. Những lỗi này có thể là: bếp từ không nhận nồi, không nóng hay không vào điện… Khi gặp tình huống này, nhiều người dùng sẽ mang chúng đến các cơ sở bảo dưỡng, nhưng không biết rằng đây là những lỗi mà bạn hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà.
Ở nội dung bài viết dưới đây, Camngot sẽ tư vấn đến bạn một số cách sửa bếp từ tại nhà đơn giản và nhanh chóng. Hãy theo dõi để tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích trong việc sử dụng bếp từ nhé.
1. Cầu chì bếp từ nổ
Cầu chì là thiết bị điện đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cho mạch điện. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp bếp từ nổ cầu chì, nguyên nhân là do chập mạch điện, do dây dẫn nhỏ hoặc do quá tải nguồn điện… Cầu chì bếp từ nổ có thể xuất phát từ nguyên nhân như sau:
Dòng điện đi qua dây cầu chì quá tải so với định mức cho phép
Hiện tượng chập mạch hay hiểu đơn giản là 2 dây chạm vào nhau.
Đồ điện mang hiệu suất quá lớn, điều này dẫn đến quá tải
Khi sử dụng nhiều bếp điện cùng 1 lúc.
– Cách sửa chữa bếp từ tại nhà khi bếp điện nổ cầu chì:
Bạn có thể đề phòng tình huống này bằng cách sử dụng aptomat để đảm bảo cúp điện cả hệ thống điện trong nhà khi xảy ra sự cố.
Tìm hiểu rõ về hiệu suất nguồn của bếp để có cách sử dụng thích hợp nhất, tránh bếp từ bị nổ cầu chì.
Khi bếp điện bị nổ cầu chì, trong cách sửa chữa bếp từ bosch thì người dùng hãy rút dây điện của bếp khỏi ổ điện.
Nên chọn bếp chính hãng, chất lượng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Phương pháp sửa bếp từ bị nổ cầu chì
2. Cách sửa bếp từ không vào điện, sửa chữa bếp từ mất nguồn
Bếp từ không vào điện hay mất nguồn chính là tình trạng khá phổ biến khi sử dụng thiết bị này. Nguyên nhân bếp từ không vào điện có thể là do quá trình tự hao mòn, môi trường ẩm ướt, côn trùng làm tổ khiến chập các linh kiện trong board mạch. Hay cũng có thể là bởi nguồn điện không ổn định… Lúc này cách sửa bếp từ không lên nguồn khá đơn giản bằng việc kiểm tra các bộ phận như sau:
Kiểm tra lại dây nguồn xem có bị tuột, bị đứt hay bị chuột cắn hay không.
Kiểm tra aptomat giữa nguồn điện và bếp từ.
Xem xét phần cầu nối giữa bếp và nguồn chính
Bạn cũng nên kiểm tra xem kết nối trong hộc bếp có bị tuột ốc, tuột dây hay lỏng dây không.
Cũng cần kiểm tra đường điện của nguồn cấp điện cho bếp
Sau khi đã kiểm tra các nguyên nhân trên mà chưa xử lý được lỗi khi nguyên nhân có thể do bo mạch điện tử trong bếp từ đã bị hỏng rồi.
Nếu như hỏng bo mạch thì nguyên nhân có thể là: chập công suất IGBT, hỏng mạch nguồn vào hay chế IC… Có thể thấy việc sửa bếp từ mất nguồn không nóng cũng tương đối dễ dàng.
Cách sửa bếp từ không vào điện, không lên nguồn
3. Cách sửa bếp từ không nhận nồi
Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi có thể là do vị trí đặt nồi chưa đúng vị trí. Vì bếp từ chỉ hoạt động khi nồi đặt đúng vào vị trí nấu của nó, nếu không đặt đúng thì bếp sẽ gặp lỗi bếp từ không nhận nồi.
Do sử dụng không đúng loại nồi nấu thì thiết bị bếp từ không nhận nồi kêu tít tít, bởi bếp từ là thiết bị đặc thù nên cần chọn các loại nồi tương thích với hoạt động được. Thường thì dòng nồi có chất liệu inox mới có cảm ứng từ để có thể tương thích và hoạt động với bếp.
Nồi nấu biến dạng với phần đáy nồi bị méo móp cũng khiến việc tiếp xúc cũng hạn chế dẫn đến lỗi bếp từ không nhận nồi.
Cách sửa bếp từ báo lỗi không nhận nồi:
– Nếu vị trí đặt nồi không đúng thì bạn cần điều chỉnh cho chính xác, ở một số bếp sẽ hiển thị lỗi này trên màn hình báo để bạn dễ dàng nhận biết.
– Nếu như nguyên nhân là sử dụng không đúng thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi nấu nướng. Tìm hiểu kỹ về các dụng cụ nấu nướng để đảm bảo sự tương thích.
– Nếu nồi nấu bị biến dạng thì nhanh chóng kiểm tra tình trạng nồi, thay thế chúng khi cần thiết.
Lưu ý: khi sửa bếp từ nhanh với lỗi mạch nhận nồi bếp từ không đảm bảo thì bạn nên lưu ý những điều sau:
Nên ngắt nguồn điện trước khi tiến hành kiểm tra
Chỉ kiểm tra khi bếp đã nguội
Không nên tự ý mở bếp khi chưa xác định được nguyên nhân
Nên đọc kỹ cách sử dụng bếp để dùng đúng cách, an toàn
Với các nguyên nhân và hướng dẫn cách sửa bếp từ không nhận nồi thì bạn sẽ giúp thiết bị hoạt động được bình thường mà không cần nhờ đến thợ sửa chữa.
Cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản
4. Nhận biết lỗi bếp từ thông qua đèn hiển thị
Khi bếp từ bị lỗi, trên màn hình cảm ứng của bếp thường xuất hiện những thông số báo, điều này giúp người dùng dễ dàng nhận biết lỗi và tìm được cách sửa chữa bếp điện từ nhanh chóng.
– Bếp từ báo lỗi e0 kèm tiếng bíp gián đoạn
Lỗi này xuất hiện khi trên mặt bếp không có nồi hoặc sử dụng nồi không phù hợp, đường kính nồi dưới 10cm. Về cách sửa bếp từ lỗi e0 thì bạn nên nhanh chóng đặt nồi lên bếp hoặc thay một thiết bị nồi mới thích hợp hơn về chất liệu và kích thước.
– Bếp từ báo lỗi e1
Lỗi này xuất hiện khi người dùng đun nấu với công suất quá lớn trong thời gian dài. Khi đó bếp quá nóng và xuất hiện báo E1. Để sửa bếp từ lỗi e1 này bạn thì bạn nên tắt bếp. Tiếp đến cần kiểm tra bộ phận thông gió xem có chỗ nào chưa thông thoáng không. Nếu có thì hãy để khe thông số thoáng hơn, bên cạnh đó để bếp nguội trong 10 phút sau đó mới tiếp tục sử dụng.
– Sửa bếp từ lỗi e2
Nguyên nhân của lỗi này là do nguồn điện cao hơn 260V hoặc có thể là do nồi, chảo đặt trên bếp lâu nhưng lại chưa có thực phẩm. Để xử lý thì bạn nên kiểm tra lại hiệu điện thế được sử dụng cho bếp từ. Về nguyên nhân thứ 2 thì cách sửa bếp từ đơn là bạn nên cho thức ăn vào nồi để chế biến nhé.
– Đèn báo lỗi E3
Tình trạng này xuất hiện khi nguồn điện thấp hơn 170V hoặc bị quá tải. Cách sửa bếp từ nhập khẩu đơn giản nhất là người dùng hãy tiến hành kiểm tra lại nguồn điện và dùng ổn áp nhé.
– Lỗi bếp từ E4 cùng tiếng bíp gián đoạn
Nguyên nhân của lỗi này là do dòng điện quá cao. Hoặc có thể chảo, nồi nấu cao hơn 280 độ C. Lúc này để bếp từ bị lỗi bạn nên sử dụng ổn áp nếu nguồn điện của bếp không ổn định.
– Đèn hiển thị E5: Trường hợp là bởi IGBT quá nhiệt. Và hướng dẫn sửa bếp từ chính hãng đơn giản đó là bạn chỉ chần chờ khi nhiệt độ giảm thì lỗi này sẽ tự được khắc phục.
– Lỗi e8 bếp từ: Khi lỗi E8 kèm tiếng bíp gấp thì nguyên nhân là do dụng cụ nấu như nồi, chảo có nhiệt độ quá cao, dẫn đến cảm biến nhiệt bị lỏng, tắt.
Nhận biết lỗi bếp từ thông qua đèn hiển thị
5. Hướng dẫn cách sửa chữa bếp từ không nóng
Nguyên nhân bếp từ không nóng có thể do nguồn điện áp quá thấp, không ổn định. Hoặc có thể nằm ở phần tụ điện lọc 5uF quá yếu, sẽ bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân khác là do chết sò công suất IGBT… Vậy cách khắc phục lỗi sửa bếp từ không nóng là gì?
Nếu bếp từ vào điện nhưng không nóng là do nguyên nhân ở nguồn điện áp quá thấp thì bạn nên chắc chắn có được nguồn điện ổn định, đảm bảo công suất hoạt động của bếp. Bạn nên dùng ổn áp để đảm bảo ổn định dòng điện.
Nếu bếp từ không nóng không báo lỗi do nguyên nhân từ tụ điện lọc 5uF quá yếu thì người dùng nên tiến hành thay tụ điện này.
Cách sửa bếp điện từ không nóng nếu như chết sò công suất IGBT thì người dùng hãy thay thế thiết bị này.
Lưu ý: Trong trường hợp mà bạn không thể tự mình thay thế sửa chữa các linh kiện thì hãy gọi đến thợ sửa chữa để họ giúp bạn khắc phục, thay thế các linh kiện đó.
Cách sửa chữa bếp từ không nóng
6. Lỗi nổ igbt bếp từ và cách khắc phục
IGBT là linh kiện không thể thiếu trong bếp từ, nó ảnh hưởng đến việc chuyển đổi và điều khiển điện tử công suất. Tuy nhiên, IGBT hay phát nổ khiến người dùng cực kỳ lo lắng. Về nguyên nhân nổ igbt bếp từ cũng như cách sửa bếp từ cảm ứng là:
– IGBT nổ là bởi làm việc quá công suất trong thời gian dài
Khi làm việc với công suất cao trong thời gian dài thì có thể khiến IGBT nổ. Lúc này để phòng tránh thì bạn không nên nấu ăn ở công suất lớn, nhiệt độ cao trong thời gian dài.
– Đấu IGBT kết nối với nguồn điện không đúng
IGBT được xem là bộ biến tần hiệu quả cho bếp từ. Nhưng nếu các đầu kết nối của IGBT với nguồn điện không đúng thì cũng khiến nổ IGBT. Ở những bếp từ mới thì thường không xuất hiện điều này, chỉ có thể gặp ở những bếp cũ.
– Sử dụng sai mã IGBT cho bếp từ
IGBT cho bếp từ có nhiều loại, và phù hợp với từng loại bo mạch bếp từ khác nhau. Việc chọn một mã IGBT bếp từ cho thiết bị cũ không hề đơn giản, việc chọn sai có thể khiến IGBT nổ. Vậy nên với tình huống này thì cách sửa bếp từ đôi là bạn cần cẩn thận khi thay thế.
– Chất lượng IGBT kém cũng có thể gây nổ IGBT bếp từ. Vì thế khi lựa chọn bạn nên chọn kỹ lưỡng các linh kiện bếp từ, đồng thời chọn chất lượng của bếp từ để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt hơn.
Qua những thông tin được nhắc đến bạn đọc đã có được cho mình những kinh nghiệm hữu ích nhất trong việc sửa bếp từ tại nhà. Đến đây thì việc sử dụng các thiết bị này đã trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn rất nhiều rồi nhé. Để có thêm nhiều hơn những kinh nghiệm hay trong việc sử dụng các thiết bị đồ điện gia dụng thì đừng ngần ngại để lại lời nhắn tại Camngot nhé, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn chi tiết.